[ktvt] Máy Hỗ Trợ Người Khiếm Thị

  • From: "Vy Pham" <missyguide@xxxxxxxxxxx>
  • To: <ktvt@xxxxxxxxxxxxx>
  • Date: Sat, 13 Jan 2007 01:01:26 -0500

Bản Tin Công Nghệ của Viện Công Nghệ Massachusetts (MIT), Bang
Massachusetts, Hoa Kỳ

Thứ Hai, 8 tháng 1 năm 2007

Máy Hỗ Trợ Người Khiếm Thị

Người viết: Tracy Staedter

Một lần đến bác sĩ nhãn khoa đã tạo cảm hứng sáng tạo 
một nguyên mẫu máy

Đề tựa ảnh: Elizabeth Goldring và hình ảnh biểu hiện những gì 
mà bà thấy qua
chiếc máy của mình. Ảnh của Donna Coveney/MIT.

Một máy nhìn để bàn do một họa sĩ khiếm thị chế tạo tại 
MIT có thể giúp
người có thị giác kém xem hình ảnh, sử dụng internet, đi thăm 
“ảo” các tòa
nhà xa lạ hoặc nhìn thấy khuôn mặt của bạn bè.

Người chế tạo ra chiếc máy này, Elizabeth Goldring, là một thành 
viên cao
cấp thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Sâu Về Thị Giác của MIT, một 
mắt của bà hoàn
toàn không nhìn thấy và một mắt nhìn rất kém. Bà có ý tưởng 
về phát minh của
mình từ hơn 15 năm về trước, khi bà được khám mắt bằng 
một chiếc máy to lớn,
đắt tiền tên là kính quét soi đáy mắt bằng laser.

Máy chiếu một hình ảnh trực tiếp lên võng mạc của người 
đến khám để xác định
xem chức năng còn lại (nếu có) của võng mạc là bao nhiêu. 
Người còn một ít
tế bào khoẻ mạnh sẽ thấy ảnh khi ảnh được chiếu vào mắt 
họ. Goldring có thấy
những hình ảnh hình que, nhưng vì bà vừa là một thi sĩ vừa là 
họa sĩ, bà rất
muốn nhìn thấy một chữ viết. Theo yêu cầu của bà, người ta 
cho bà xem chữ
“mặt trời”. Lúc đó bà hết sức phấn khích.

Sau lần xét nghiệm đó, Goldring dùng kính soi đáy mắt trị giá 
trên 100.000
Đô La cho một dự án của chính bà. Bà tạo ra một “ngôn ngữ 
thị giác”với hàng
trăm biểu tượng đại diện cho danh từ, động từ có thể 
chiếu lên võng mạc. Mỗi
biểu tượng là một tổ hợp của các chữ cái và hình thể 
đơn giản; thí dụ, chữ
“cửa” bao gồm chữ cái “c” cộng với hình phác họa cái 
cửa và chữ cái “a”.
Theo Goldring, biểu tượng có hiệu quả thị giác hơn là chữ 
tương đương với
biểu tượng đó.

Mục tiêu tiếp theo của Golding là tạo ra một phiên bản rẻ 
hơn, dễ di chuyển
hơn của thiết bị đắt tiền trên. Với sự cộng tác cũa Rob 
Webb, người phát
minh ra kính soi đáy mắt, cùng hàng chục các nhà khoa học, kỹ 
sư và sinh
viên, bà đã tạo ra đúng thiết bị mình muốn. Máy nhìn –kích 
thước khoảng cái
hộp đựng bánh mì – gồm một ống kính mắt, một diode phát 
sáng (LED), một máy
chiếu, một máy tính, một màn hình và một cần điều khiển 
(joystick). Để giảm
chi phí (nguyên mẫu trị giá khoảng 4.000 Đô La khi chế tạo) bà 
dùng các
diode chiếu sáng (LED) thay vì dùng laser. Khi một người nhìn qua 
ống kính
mắt, các diode chiếu sáng sẽ quét hình ảnh và chữ đen-trắng 
thuộc ngôn ngữ
thị giác của Goldring qua suốt võng mạc của người đó. Nếu 
võng mạc có phần
nào còn khoẻ mạnh, người xem có thể thấy các hình ảnh.

Goldring thực hiện một thử nghiệm lâm sàng thí điểm với 10 
người thị giác
kém. Sáu người đã diễn tả đúng mọi chữ-hình ảnh mà họ 
được xem, và tất cả
những người tham dự đều có thể đi lại qua các hành lang của 
một tòa nhà ảo
bằng cách dùng cần điều khiển (joystick) để di chuyển tới, 
lui và ngang.

Tuy thiết bị đã được gọi là “máy nhìn”, Golding không phát 
triển một phiên
bản đeo trên người để giúp những người khiếm thị di 
chuyển. Bà nói, “Đòi hỏi
một người gặp khó khăn về thị giác vừa thấy được vừa 
đi được cùng một lúc
thì thật là quá đáng”. Tuy nhiên Bà đang thực hiện một 
chiếc máy nhỏ hơn và
rẻ hơn cho phép người khiếm thị nhìn thấy bằng màu.

LIÊN KẾT:
http://www.technologyreview.com/article/18008/

HẾT

----- Original Message -----
From: "BlindNews Mailing List" <
BlindNews@xxxxxxxxxxxxxxx
To: <
BlindNews@xxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
Sent: Monday, January 08, 2007 8:54 PM
Subject: BlindNews: Machine Offers Aid to Visually Impaired

MIT Technology Review, MA, USA
Monday, January 08, 2007

Machine Offers Aid to Visually Impaired

By Tracy Staedter

A trip to the ophthalmologist inspired a prototype

(MIT=Massachusetts Institute of Technology)

Caption: Elizabeth Goldring and a representation of what she can see
through her machine.  Credit: Donna Coveney/MIT

A desktop seeing machine created at MIT by a visually impaired artist
could help people with poor vision view images, use the Internet,
virtually "previsit" unfamiliar buildings, or see the faces of friends.

Its creator, Elizabeth Goldring, is a senior fellow at MIT's Center for
Advanced Visual Studies and has no vision in one eye and little in the
other. She got the idea for her invention more than 15 years ago, when she
had her eyes examined with a large, expensive machine called a scanning
laser ophthalmoscope.

The machine projects an image directly onto a patient's retina to help
determine how much, if any, retinal function he or she has. Someone who
still has some healthy retinal cells will be able to see the image when
it's projected onto them. Goldring did see images of stick figures, but
as a poet as well as an artist, she very much wanted to see a word. At her
request, she was shown the word "sun." She was thrilled.

After that exam, Goldring used the ophthalmoscope--which costs more than
$100,000--for a project of her own. She created a "visual language" with
hundreds of symbols--representing both nouns and verbs--that could be
projected onto the retina. Each symbol is a combination of letters
and simple graphics; for example, the word "door" is spelled with a d,
the outline of a door, and an r. The symbols, Goldring says, are more
visually economical than their text equivalents.

Goldring's next goal was to make a cheaper, more portable version of the
costly device. With the collaboration of Rob Webb, the ophthalmoscope's
inventor, and dozens of scientists, engineers, and students, that's what
she did. The seeing machine--about the size of a bread box--has an
eyepiece, a projector, a computer, a monitor, and a joystick. To cut
expenses (the prototype cost about $4,000 to build), she used
light-emitting diodes instead of a laser. When a person looks through the
machine's eyepiece, the LEDs project black-and-white images and words from
Goldring's visual language across the entire retina. If any part of the
retina is healthy, the person may see the image.

Goldring conducted a pilot clinical trial with 10 visually impaired
people. Six correctly interpreted every word-image they were presented
with, and all could navigate the corridors of a simulated building using a
joystick to move forward, backward, and sideways.

Although the device has been called a "seeing machine," Goldring is not
developing a wearable version to help visually impaired people get around.
"It's too much to expect someone who is visually challenged to see and
walk at the same time," she says. But she is now working on a smaller,
even cheaper machine that will allow people to see in color.

http://www.technologyreview.com/article/18008/

Other related posts:

  • » [ktvt] Máy Hỗ Trợ Người Khiếm Thị